- Luật BeeLaw | Thành lập DN | Kế toán Thuế
Thủ tục Thay đổi Vốn Điều lệ Công ty
- BeeLaw
- 14,191
Thủ tục Thay đổi Vốn điều lệ Công ty đối với Công ty TNHH và Công ty cổ phần có gì khác nhau? Hồ sơ đăng ký thay đổi gồm những gì? Và trường hợp nào thì có thể thay đổi vốn điều lệ công ty? Hãy cùng BeeLaw tìm hiểu chi tiết vấn đề này nhé !
Vốn điều lệ là gì?
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”.
Như vậy, chỉ có tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ mới là số vốn mà các thành viên, cổ đông cam kết góp/đăng ký mua vào công ty. Nếu sau thời hạn nêu trên mà thành viên, cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết góp/đăng ký mua, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị thực góp.
Đặc điểm và vai trò của Vốn điều lệ:
- Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là vốn do các thành viên, cổ đông cam kết góp trong một thời hạn nhất định
- Vốn điều lệ có thể được hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau
- Vốn điều lệ là cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty thông qua tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty.
- Vốn điều lệ là cơ sở để chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp và điều kiện để thay đổi Vốn điều lệ Công ty?
Ngoài những đặc điểm và vai trò chung nêu trên thì vẫn có các quy định khác nhau đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, Quý doanh nghiệp và BeeLaw hãy cùng tìm hiểu chi tiết cho từng loại hình công ty với từng trường hợp như thế nào nhé.
Một số lưu ý khi tiến hành thay đổi Vốn điều lệ:
- Trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn, kèm theo Thông báo phải bao gồm các văn bản tương ứng được nêu trên và Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
- Sau khi thay đổi vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT để cấp cho doanh nghiệp giấy phép kinh doanh mới.
- Việc thay đổi vốn của doanh nghiệp làm tăng/giảm mức thuế môn bài doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đối với cơ quan Thuế
Mọi vấn đề khác Quý Doanh nghiệp còn thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay với BeeLaw để chúng tôi tư vấn miễn phí về thủ tục và hồ sơ.
BEELaw – Luôn đồng hành & phát triển !
Bài viết cùng chuyên mục
Hướng dẫn Cập nhật CCCD gắn chíp trên Giấy phép Kinh doanh
Căn cứ theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Nghị định số 108/2018/NĐ-CP, Doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung, cập ...
Thủ tục Chuyển đổi loại hình Doanh nghiệp, Công ty
Quá trình thực hiện Thủ tục Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp – Tổ chức lại doanh nghiệp tương đối ...
Thủ tục Thay đổi Thành viên góp vốn Công ty Cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có số lượng thành viên góp vốn (gọi là cổ đông) tối thiểu ...
Thủ tục Thay đổi Thành viên góp vốn Công ty TNHH
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ ...
Thủ tục Thay đổi Ngành nghề kinh doanh
Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh tuy đơn giản nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian soạn thảo ...
Hướng dẫn Cập nhật Địa chỉ Thành phố Thủ Đức trên GPKD và Hóa Đơn
Tại BeeLaw, chúng tôi cung cấp đến quý Doanh nghiệp Dịch vụ cập nhật địa chỉ Thành phố Thủ Đức ...